LOẠI KEO TỐT NHẤT ĐỂ DÁN NHỰA VỚI KIM LOẠI


08:01:00 05/01/2024

Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ vật liệu hiện nay, các kỹ sư sản xuất cũng đang cố gắng cải thiện thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất hằng ngày. Có rất nhiều cách để kết nối các bộ phận có cùng loại vật liệu như nhựa với nhựa, kim loại với kim loại. Tuy nhiên, việc dán hai vật liệu khác nhau là nhựa và kim loại thì sao? Có còn nhiều sự lựa chọn các loại keo như trước?

Câu trả lời dĩ nhiên sẽ là không. Các loại keo dán sẽ bị giới hạn lại bởi sự khác nhau giữa bản thân bề mặt của bộ phận cần lắp ráp, các áp lực tác động lên mối dán và các điều kiện môi trường bên ngoài tác động vào chúng trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Để lựa chọn được một loại keo phù hợp, các kỹ sư cần quan tâm đến một số vấn đề như sau:

1. Tình trạng của bề mặt bộ phận cần được kết dính

Trước khi lựa chọn keo và giải pháp kết dính, cần phải xác định: loại nhựa tạo nên bề mặt (vì so với kim loại, nhựa là loại vật liệu khó xử lý hơn). Trong trường hợp bề mặt nhựa được làm từ polyethylene hoặc polypropylene – các loại vật liệu khó dán, các kỹ sư nên nghĩ đến các phương pháp xử lý bề mặt/ tăng năng lượng bề mặt hoặc sử dụng keo cường lực acrylic hai thành phần.

Mặt khác, hầu hết các loại nhựa với năng lượng bề mặt cao tương đối đều có thể được dán tốt nếu dùng các loại keo dán tốt trên bề mặt kim loại. Nói cách khác, nếu không có sự khác biệt quá lớn giữa năng lượng bề mặt nhựa và kim loại, bài toán này có thể quy về việc tìm loại keo dán tốt trên kim loại là đã có lời giải.

Tuy nhiên, việc dán bề mặt kim loại cũng sẽ có những đặc điểm riêng cần lưu ý. Bởi bề mặt của chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các hạt phân tử, hóa chất và hiện tượng oxi hóa nên các khu vực bị biến đổi trước đó có thể khó dán hơn các khu vực khác. Những phần này cần được xử lý trước khi quá trình lắp ráp diễn ra.

Tóm lại, trước khi tiến hành dán, người sử dụng cần xác định đó là bề mặt gì và có cần thiết phải xử lý trước không. Nếu cần thiết, hãy tham khảo các biện pháp xử lý bề mặt của chúng tôi . Mặt khác, chúng ta có thể tiếp tục xem xét các điều kiện tiếp theo để có một mối dán bền chắc.

2. Áp lực

Lực kéo Lực bóc Lực dãn Lực nén

Khi dán các bề mặt mà khác nhau về vật liệu, các loại lực phía trên sẽ không còn là các vấn đề quan trọng nữa. Thay vào đó chúng ta cần quan tâm đến những tác nhân khác, tạo áp lực lên độ bền của mối dán.

Mỗi một loại kim loại và nhựa đều các các hệ số giãn nở vì nhiệt khác nhau ở các mức nhiệt độ khác nhau. Diện tích vùng cần dán và kích thước của vật cần dán có thể tạo ra áp lực mới, đáng kể hơn so với các lực thông thường kể trên.

Trong trường hợp sản phẩm sau khi dán phải hoạt động trong môi trường nhiệt độ quá cao, việc lựa chọn một loại keo có khả năng giãn nở và hấp thụ các áp lực do hiện tượng nở ra vì nhiệt của nhựa và kim loại là thật sự cần thiết.

3. Quy trình lắp ráp mong muốn

Quá trình lắp ráp phụ thuộc rất nhiều vào quá trình bơm keo và số thành phần của keo. Về cơ bản, sẽ có 2 loại cấu trúc keo được sử dụng phổ biến hiện nay để dán nhựa với kim loại, đó là:

♦ Keo dán hai thành phần: có thể có gốc là acrylic hoặc epoxy. Trong trường hợp nhà sản xuất đã có hệ thống đo, trộn và bơm keo từ trước, quy trình lắp ráp được tự động hóa sẽ diễn ra một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, nếu không có hệ thống hiện đại này, quá trình dán cũng có thể diễn ra dễ dàng mà không cần trộn với keo acrylic hai thành phần. 

 Keo dán nhanh CA (cyanoacrylate): là loại keo một thành phần, dễ sử dụng. Đây cũng là một sự lựa chọn không tồi trong một số ứng dụng nhất định. Ưu điểm lớn nhất của loại keo này đó chính là khả năng khô nhanh và quy trình bơm keo dễ dàng (vì không yêu cầu quy trình đo đạc và trộn keo phức tạp).

Vậy làm cách nào để lựa chọn được một loại keo dán nhựa-kim loại hiệu quả nhất?

Đánh giá:

 

                   

5/5 (1 bình chọn)

Thiết kế bởi web8s.com

 

Đang xử lý...